Vay tín chấp ngân hàng là một lựa chọn được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, với nhiều vấn đề khách quan dẫn đến nhiều rủi ro không đáng có. Bạn đang trong quá trình vay tín chấp nhưng không có khả năng trả nợ ngân hàng? Bạn đang vô cùng lo lắng không biết giải quyết như thế nào? Đừng quá lo lắng, hãy để tư vấn 247 gỡ rối cho bạn nhé!
1.Giải thích khái niệm vay tín chấp
Vay tín chấp là một hình thức cho vay nhưng không cần đảm bảo về mặt tài sản. Hình thức vay này dựa hoàn toàn trên sự uy tín cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Các tổ chức tín dụng cho vay sẽ xem xét hồ sơ của khách hàng. Từ đó sẽ dễ dàng tư vấn và cung cấp các khoản vay thích hợp. Uy tín của khách hàng được thể hiện qua một số thông tin như: Nguồn thu nhập, lịch sử thẻ tín dụng, lịch sử vay tiền,…
Thông thường, các ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay tín chấp sẽ có mức lãi suất khá thấp. Vì vậy, nó thu hút nhiều khách hàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ. Hình thức cho vay này vừa áp dụng cho cá nhân, vừa áp dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có nhiều kiểu vay phổ biến như: Vay tín chấp qua bảo hiểm nhân thọ, vay theo bảng lương,…
Ảnh 1: Giải thích khái niệm vay tín chấp
2. Vay tín chấp không có khả năng trả nợ thì có bị xử phạt hay không?
Theo quy định về Bộ luật hình sự 2015 về các tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Thực chất, chỉ khi bạn cố ý trực tiếp gây ra lỗi và có các hành vi xấu thì mới bị xử tội. Một số hành vi xấu có thể kể đến như: Sử dụng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt số tài sản, hoặc bỏ trốn sau khi lấy tài sản, sử dụng vào những mục đích phi hợp pháp,… Tất cả những hành vi cố ý gây lỗi và trái pháp luật đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách nghiêm khắc.
Nếu bạn không bị xử lý nghiêm trọng về trách nhiệm hình sự. Bạn vẫn không thể tránh khỏi trách nhiệm về dân sự. Lúc này, số tiền bạn phải trả bao gồm cả nợ gốc, lãi suất hàng tháng và cả lãi chậm. Mức lãi suất tùy thuộc vào ngân hàng và các tổ chức cho vay tín chấp.
Tuy nhiên, thông thường thì theo thông tin mà bạn đã cung cấp khi tiến hành vay tín chấp. Các chứng cứ đưa ra thường gây ra sự bất lợi cho bạn. Bởi ngân hàng sẽ khó liên lạc nếu bạn không trả tiền trong vòng 11 tháng hoặc di chuyển nơi khác. Do đó, lúc này bạn cần phải đưa ra được những bằng chứng để chứng minh bản thân không có ý định chiếm đoạt về tài sản.
3. Quy định chung về trách nhiệm dân sự khi sử dụng vay tín chấp
Theo quy định về Bộ luật dân sự 2005, việc cho vay tín chấp hợp pháp phải được thành lập thành các văn bản rõ ràng, ghi tên cụ thể số tiền vay, mục đích vay, lãi suất, thời hạn vay,… Khi làm thủ tục vay tín chấp cần phải soạn thảo hợp đồng minh bạch. Hợp đồng phải được sự thỏa thuận giữa 2 bên khách hàng và đơn vị cho vay. Khi đến ngày đáo hạn, bạn cần phải có nghĩa vụ trả nợ đúng với số tiền trong hợp đồng.
-
- Bên vay phải trả tiền đúng với những gì đã cam kết tại bản hợp đồng.
- Địa điểm trả nợ có thể là nơi cư trú, nơi đơn vị cho vay. Nếu vay tín chấp theo trường hợp online thì có thể thanh toán qua các ứng dụng trực tuyến theo quy định.
- Có trường hợp vay tín chấp không mang lãi mà đến hạn không trả nợ. Với vấn đề này bạn sẽ phải trả thêm khoản lãi đối với khoản nợ chậm trả.
- Đến thời điểm trả nợ, người đi vay có thể trả bằng hiện vật nếu người cho vay đồng ý.
- Nếu muốn thay đổi địa điểm trả nợ thì phải có sự thỏa thuận và đồng ý của 2 bên.
Ảnh 2: Quy định chung về trách nhiệm dân sự khi sử dụng vay tín chấp
4. Có nên thực hiện hành vi khởi kiện đòi lại số tiền cho vay
Trong quá trình thực hiện vay tín chấp, có thể xảy ra nhiều trường hợp gặp phải những rủi ro. Một trong số rủi ro chính là người được vay không hoàn trả số tiền này. Vậy thì liệu số tiền này có thể lấy lại khi bạn khởi kiện hay không? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, bạn cần phải hiểu rõ một số các quy định:
-
- Thời gian để cho bạn có thể khởi kiện là 2 năm. Nó được tính từ ngày mà bạn bắt đầu thực hiện giao dịch.
- Thời gian để tòa án giải quyết vụ việc này là 1 năm kể từ ngày mà bạn nộp đơn làm phát sinh yêu cầu
Nếu như bạn nộp đơn khởi kiện để đòi lại số tiền đó trong khoảng thời gian trên thì bạn sẽ được tòa giải quyết. Còn ngược lại, khi đã quá hạn, thì bạn sẽ không thể lấy lại số tiền cho vay này. Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng các bộ luật dân sự họ sẽ không có quy định về thời gian để bạn khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện sẽ được thực hiện theo quy định của luật tố tụng dân sự điều 159. Việc nắm rõ các luật về vay tín chấp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Vậy nên trước khi tham gia vào giao dịch, bạn cần nắm rõ các thông tin. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu những vấn đề không mong muốn.
Ảnh 3: Có nên thực hiện hành vi khởi kiện đòi lại số tiền cho vay
5. Đòi tiền vay tín chấp như thế nào là hợp pháp?
Vay tín chấp được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau. Loại hình này được diễn ra khá là phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên cũng gặp không ít các trường hợp đã quá hạn vay mà không thanh toán. Trong khoảng thời gian đầu khi người đi vay bùng nợ, mình có thể nhắc nhở họ.
Sau khi nhắc nhở, người đi vay vẫn tiếp tục thờ ơ thì bạn có thể răn đe bằng pháp luật. Khi bị khởi tố, họ sẽ vi phạm vào tội chiếm đoạt tài sản. Chính vì thế, họ bắt buộc phải thanh toán cho bạn. Nếu không thể xoay đổi tình thế, bạn đành phải sử dụng biện pháp khác. Đó chính là hình thức đòi nợ xấu, việc này quả là không ai mong muốn. Nếu được sự đồng ý của cơ quan chính quyền, bạn có thể đến tận nhà để de dọa. Thậm chí là thuê cả xã hội đen để đòi nợ người đi vay. Tuy là hơi khó để được lòng người, nhưng nó thật sự là bất đắc dĩ, là cách cuối cùng .
6. Làm sao để đòi tiền khi người vay thực sự không có khả năng trả
Trong trường hợp người đi vay không có khả năng chi trả, bạn có thể thương lượng với họ. Cho họ thêm thời gian hoặc bàn bạc về vấn đề gì đó. Tuy nhiên nếu không thỏa thuận được, bạn có thể sử dụng đến pháp luật. Bạn có thể đâm đơn khởi kiện ra tòa. Trong trường hợp người đi vay bỏ trốn, họ sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự. Đây là tội về lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Nếu như người đi vay vay số tiền có lãi khi đến hạn mà không trả thì:
-
- Người đi vay phải trả đúng số lãi hợp đồng.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn sẽ tương đương với 150% hợp đồng tương ứng.
Nếu như trường hợp thỏa thuận được, bạn có thể nhận các hiện vật. Các vật này phải có giá trị tương đương với số tiền vay tín chấp đó. Trường hợp người đi vay không có khả năng để chi trả. Việc bạn sử dụng những phương pháp như nhắc nhở đe dọa là hoàn toàn vô hiệu lúc này. Hãy ngồi lại để thỏa thuận với nhau là cách tốt nhất cho người đi vay lúc này.
Ảnh 4: Làm sao để đòi tiền khi người vay thực sự không có khả năng trải
Trên đây là một sộ các thông tin về vay tín chấp mà chúng tôi muốn bạn tham khảo. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về nó và có những kiến thức bổ ích cho riêng mình. Mong rằng thông qua bài viết, bạn sẽ có những phương pháp tối ưu nhất khi đi vay. Nếu có khúc mắc gì cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi nhé!
Bình luận trên facebook: