Vay tiêu dùng thường được mặc định dưới hình thức vay tín chấp để giải quyết nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên khi cần vay số tiền lớn thì vay tiêu dùng thế chấp lại có nhiều ưu thế và lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp.
Vay tiêu dùng thế chấp là gì?
Vay tiêu dùng thế chấp là sản phẩm cho vay của ngân hàng có đảm bảo tài sản. Khi sử dụng sản phẩm vay này, quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển cho ngân hàng. Nếu đến hạn mà người đi vay chưa trả được vốn thì ngân hàng sẽ thu hồi tài sản đó để trừ nợ.
Khi nào thì nên vay thế chấp?
Nhu cầu của việc vay tiêu dùng rất đa dạng, từ mua sắm, cưới hỏi, du lịch, vốn kinh doanh,… Chính vì vậy, khoản tiền cần vay và thời hạn vay cũng rất khác nhau. Khách hàng chỉ nên thế chấp tài sản để vay khi cần nguồn vốn lớn và có tài sản đảm bảo ổn định như: Nhà đất, sổ đỏ, sổ tiết kiệm, phương tiện đi lại…
Còn đối với những nhu cầu cần ít tiền mặt thì bạn nên vay tín chấp. Chỉ cần chứng minh bằng các giấy tờ cá nhân và chứng minh thu nhập là đã có thể vay trả góp ngân hàng hay các công ty tài chính. Các khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 – 100 triệu đồng. Tối đa có thể lên đến 500 triệu.
Lãi suất vay
Lãi suất vay có tài sản đảm bảo chỉ từ 7 – 10%/năm tại ngân hàng. Thấp phân nửa so với vay tín chấp, giúp giảm áp lực của việc trả lãi. Vì vậy, nếu có tài sản đảm bảo, hồ sơ tín dụng tốt và cần vay khoản tiền lớn, thì đây là sự lựa chọn tối ưu.
Đặc điểm và lợi ích
Đặc điểm:
– Giá trị khoản vay tối đa là 200 triệu đồng
– Mức lãi suất thường thấp hơn cho vay tín chấp dao động từ 7 – 10%/năm. Do đã có tài sản đảm bảo và thế chấp.
– Thủ tục đơn giản và thời gian giải quyết nhanh chóng.
– Hồ sơ cung cấp đơn giản, ít giấy tờ công chứng, chứng minh.
– Khách hàng được lựa chọn phương thức trả nợ theo khả năng tài chính cũng như hình thức giải ngân hợp lý.
Lợi ích:
– Số tiền được ngân hàng giải ngân lớn
– Thời hạn vay dài, giảm bớt áp lực trả nợ cho người đi vay
– Lãi suất tương đối thấp, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng.
Những tài sản có thể thế chấp vay
Theo điều 5, chương 1, Quyết định 217/QĐ-NH1 do ngân hàng nhà nước ban hành quy định về tài sản thế chấp nêu rõ:
Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng.
a) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng.
b) Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
c) Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: Nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… Và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay…
d) Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
Theo đó, nghĩa là chỉ bất động sản mới được tính là tài sản thế chấp. Điều này khiến cho việc vay thế chấp bị hạn chế.
Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường, một số ngân hàng lớn đã mở thêm các tài sản thế chấp khác như phương tiện đi lại, vận chuyển,…
Điều kiện và thủ tục vay
Điều kiện:
– Thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.
– Có tài sản đảm bảo phù hợp với từng ngân hàng.
– Lịch sử tín dụng tốt.
Thủ tục:
– Giấy tờ tùy thân: CMND/căn cước công dân/hộ chiếu
– Chứng minh nhân thân: Sổ hộ khẩu/KT3
– Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn (theo mẫu của từng ngân hàng)
– Giấy tờ chứng minh thu nhập. Khả năng trả nợ (bảng lương, hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê nhà…)
– Giấy tờ pháp lý của tài sản bảo đảm: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy đăng ký xe ô tô, sổ tiết kiệm…
– Các giấy tờ khác theo yêu cầu từng ngân hàng.
Mặc dù đây là hình thức vay rắc rối hơn so với vay tín chấp, nhưng với các ưu thế như số tiền giải ngân lớn, lãi suất thấp. Thì vay thế chấp vẫn là một hình thức huy động tài chính linh hoạt và đáng tin cậy.
LIÊN HỆ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 24/7 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ LÀM HỒ SƠ MIỄN PHÍ!
Hotline 0909. 350 .702 (Ngọc)
Fanpage: Tư Vấn Tài Chính 24/7
Bình luận trên facebook: