Để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, vay ngân hàng là phương án được nhiều người lựa chọn nhất. Vậy hồ sơ thủ tục vay vốn ngân hàng gồm những gì?
Đối với những người lần đầu đi vay ngân hàng, bên cạnh những thắc mắc về lãi suất, số tiền vay và thời gian vay. Các vấn đề về hồ sơ thủ tục cũng được quan tâm rất nhiều.
Thực tế, hồ sơ thủ tục vay vốn ngân hàng cũng không quá khó. Mức độ phức tạp của hồ sơ phụ thuộc vào hình thức vay, số tiền vay và điều kiện của mỗi một cá nhân. Và mỗi ngân hàng khác nhau cũng sẽ có những yêu cầu về hồ sơ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ luôn có một số giấy tờ nhất định, yêu cầu chung cho khách hàng vay vốn.
Hồ sơ thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp sổ đỏ
Hồ sơ pháp lí cá nhân
Cung cấp đầy đủ các giấy tờ nhân thân cá nhân:
– CMND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/ xác nhận tạm trú
– Đăng kí kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Hồ sơ tài sản đảm bảo
Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hồ sơ giúp định giá tài sản (nếu có):
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Và các tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng), giấy phép xây dựng,…
– Với trường hợp thế chấp bằng các phương tiện như ô tô cần giấy đăng kí xe (cà vẹt), bảo hiểm (nếu có),…
Hồ sơ chứng minh thu nhập
Ngoài những giấy tờ mang tính chất pháp lý như trên. Người vay vốn cần có các hồ sơ về nguồn thu nhập. Để chứng minh mình có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
– Nguồn thu nhập từ lương: Giấy tờ cần cung cấp là hợp đồng lao động, sao kê lương tại ngân hàng, bảng lương, giấy xác nhận lương.
– Nguồn thu từ hoạt động cho thuê: Người đi vay cần cung cấp giấy tờ sở hữu tài sản cho thuê, hợp đồng cho thuê (kèm theo thông tin chi tiết về giá tiền thuê, hình thức thuê,…).
Đối với nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Vấn đề thu thập giấy tờ chứng minh sẽ phức tạp hơn. Người đi vay cần chuẩn bị loạt giấy tờ như:
– Giấy phép kinh doanh: hộ cá nhân, doanh nghiệp
– Hóa đơn đầu vào, đầu ra, các bản hợp đồng kinh tế, hồ sơ nộp thuế
– Sổ sách ghi chép hoạt động thu chi của cơ sở kinh doanh.
Tại nhiều ngân hàng hiện nay, việc thu nhập hồ sơ đối với cá nhân kinh doanh đã được đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần sổ tay ghi chép doanh thu, hàng tồn, hàng nhập hàng ngày là được. Tại một số cơ sở kinh doanh nhỏ đơn giản như quán ăn, bán hàng tạp hoá,… Nhân viên thẩm định có thể kiểm tra trực tiếp để ghi nhận doanh thu.
Hồ sơ mục đích sử dụng vốn
Đây là phần không thể thiếu được đối với mỗi hồ sơ vay. Ngân hàng chỉ cho vay khi bạn có một mục đích sử dụng vốn hợp lí. Và chứng minh thu nhập một cách rõ ràng, không phạm pháp.
Tùy vào mục đích vay mà người có nhu cầu vay vốn cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau:
– Mục đích tiêu dùng: hóa đơn bán hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa,…
– Mục đích xây sửa nhà: Giấy phép xây – sửa nhà, bảng kê nguyên vật liệu, hợp đồng thi công nhà ở.
– Mục đích mua nhà: Hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận bán nhà, sổ đỏ, giấy tờ sở hữu của nhà mua.
Thủ tục vay vốn ngân hàng không cần thế chấp
Vay vốn không cần thế chấp (tín chấp) là một hình thức cho vay đang rất phát triển ở nhiều ngân hàng. Với số tiền vay không quá lớn và không yêu cầu tài sản đảm bảo. Các ngân hàng sẽ đánh giá mức độ uy tín của người vay và khả năng trả nợ để đưa ra quyết định cho vay vốn.
Mục đích của hình thức vay này thường là: Vay vốn tiêu dùng, mua sắm trang thiết bị trong gia đình, phương tiện đi lại,… Đối tượng vay vốn chủ yếu là sinh viên, người có thu nhập theo lương cố định hàng tháng.
Ngân hàng duyệt cho vay
Ngoài những hồ sơ pháp lý về nhân thân, thu nhập là một trong những điều kiện tiên quyết bạn được ngân hàng duyệt cho vay hay không.
– Nơi làm việc: Nếu bạn đang làm việc ở một công ty lớn, nhiều người biết đến. Khả năng được phê duyệt hồ sơ cao hơn hẳn.
– Thu nhập hàng tháng: Bạn có thể cung cấp sao kê chuyển khoản, bảng lương.Tuỳ theo hình thức nhận lương của mình. Một số ngân hàng ưa thích hình thức lương chuyển khoản hơn là sao kê tài khoản nhận lương.
Từ thu nhập của người vay, ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay là bao nhiêu. Hiện nay mức cho vay tín chấp theo lương dao động từ 8 – 15 mức lương trung bình hàng tháng của người vay.
Ngoài ra, mức cho vay cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của người vay.
Ngân hàng sẽ trả lời kết quả sau bao lâu?
Sau khi người vay cung cấp đầy đủ hồ sơ. Ngân hàng sẽ thực hiện bước đầu thẩm định từng hồ sơ để đánh giá khách hàng.
Nhân viên thẩm định sẽ tiến hành định giá tài sản (nếu có). Xác thực công việc, xác định giá cả cho thuê tài sản, giá mua tài sản. Và hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh người vay,… bằng nhiều phương thức khác nhau từ trực tiếp đến gián tiếp.
Nếu xác thực được phương án vay, giá trị tài sản thế chấp (nếu có), nguồn thu nhập. Nhân viên thẩm định sẽ thiết lập phương án vay, trả nợ phù hợp với khả năng của người vay.
Do đó, sau khi nộp hồ sơ vay xong. Phía ngân hàng có thể sẽ đến trực tiếp nơi làm việc hoặc kinh doanh của bạn để thẩm định. Và yêu cầu bạn chia sẻ thêm về các thông tin trong hồ sơ vay.
Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Khách hàng có thể thực hiện nộp hồ sơ online cho ngân hàng.
Thời gian xét duyệt hồ sơ
Tùy theo hồ sơ và sản phẩm vay mà có thời gian duyệt vay lâu hay nhanh. Một sô ngân hàng quyết định cho vay chỉ trong 4 giờ hoặc 8 giờ làm việc.
Một số trường hợp cần yêu cầu thời gian thẩm định lâu hơn. Đối với hồ sơ vay vốn tín chấp, thời gian ra quyết định cho vay sẽ nhanh hơn hồ sơ vay thế chấp. Một hồ sơ vay thế chấp thông thường có thể trải qua từ 4 – 7 ngày làm việc.
LIÊN HỆ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 24/7 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ LÀM HỒ SƠ MIỄN PHÍ!
Hotline 0909. 350 .702 (Ngọc)
Fanpage: Tư Vấn Tài Chính 24/7
Bình luận trên facebook: